Di chuyển và Nội dung
Bạn đang ở tại  Việt Nam
hoặc Chọn quốc gia khác

Trách nhiệm Hữu hạn về Hàng hóa

Bảo vệ các lô hàng của bạn không bị hư hỏng, mất mát hoặc bị đánh cắp khi sử dụng dịch vụ logistics vận tải đường biển


Ngay cả khi hàng hóa được xử lý hết sức cẩn thận, thì các Chuyên gia Vận chuyển Hàng hóa cũng biết rằng các sự kiện bất ngờ có thể xảy ra trong ngành logistics vận tải đường biển. Hàng hóa có thể bị hư hỏng, mất mát hoặc bị đánh cắp. Do trách nhiệm hữu hạn về hàng hóa được quy định trong bất kỳ hợp đồng vận chuyển nào, nên người gửi và người nhận đã lầm tưởng rằng trách nhiệm vận chuyển sẽ bảo vệ giá trị hàng hóa của họ và họ thường bỏ qua những giới hạn rõ ràng của trách nhiệm này. Tìm hiểu lý do lô hàng tiếp theo của bạn cần có biện pháp bảo vệ giá trị lô hàng.

Những gì Trách nhiệm Vận chuyển Bao gồm và Không Bao gồm


Trách nhiệm vận chuyển được quy định trong mọi hợp đồng vận chuyển. Tuy nhiên, người gửi và người nhận sẽ quan tâm đến việc sử dụng thêm biện pháp bảo vệ giá trị lô hàng vì trong trường hợp có khiếu nại, các khoản bồi hoàn trách nhiệm vận chuyển thường sẽ được tính dựa trên trọng lượng chứ không phải giá trị của hàng hóa. Điều này, có thể khiến thu nhập ròng của họ gặp rủi ro.

Ngoài ra, chủ hàng chỉ có thể nhận được một phần tiền bồi hoàn nếu họ tìm cách chứng minh rằng người vận chuyển đã có sơ suất – riêng quá trình này thường mất vài tháng, khiến thu nhập ròng của họ có thể gặp rủi ro. Về mặt logic, nghĩa vụ chứng minh hành vi sơ suất này không bao gồm thiên tai hoặc sự cố tàu chìm.

Những Quy tắc này Là Gì và Có Nội dung Gì


Quy tắc về trách nhiệm vận chuyển được xây dựng vào năm 1926 với các thỏa thuận Hague. Ngày nay, hầu hết các lô hàng sẽ được bảo hiểm theo quy tắc Hague-Visby (bản sửa đổi năm 1968 của quy tắc cũ), quy tắc Hamburg (1978) hoặc quy tắc Rotterdam được ký kết vào năm 2009. Quy tắc được sử dụng sẽ tùy thuộc vào quốc gia nơi bạn và đối tác kinh doanh của cá nhân bạn ký hợp đồng vận chuyển. Tuy nhiên, ba quy tắc này đều có các điều khoản tương tự nhau, đặc biệt là điều khoản liên quan đến trách nhiệm của người vận chuyển.

Người vận chuyển Có Trách nhiệm gì và Khi nào Họ Phải Chịu trách nhiệm

Nhìn chung, ba quy tắc này quy định rằng người vận chuyển có trách nhiệm chuẩn bị tàu sao cho phù hợp để đi biển, trang bị cho tàu đủ số lượng thủy thủ và xử lý hàng hóa với sự cẩn thận ở mức hợp lý. Quá trình này bao gồm cả khâu xếp và dỡ hàng hóa.

Khoảng thời gian mà người vận chuyển chịu trách nhiệm là có giới hạn và được xác định như sau:

  • Theo quy tắc Hague-Visby và Hamburg, thời gian chịu trách nhiệm là từ khi xếp hàng lên tàu đến khi dỡ hàng khỏi tàu
  • Theo quy tắc Rotterdam, phạm vi trách nhiệm được đề cập đơn giản là bất cứ nơi nào người vận chuyển phải chịu trách nhiệm về hàng hóa.

Trách nhiệm vận chuyển chỉ áp dụng cho hàng hóa của bạn khi hàng hóa nằm trong tay của các hãng chuyên chở – không giống như hành trình của lô hàng, trách nhiệm vận chuyển không mở rộng phạm vi đến tận thời điểm giao hàng tận nơi!

Cả hai bên đều có nghĩa vụ chứng minh: Để yêu cầu bồi thường bảo hiểm, chủ hàng sẽ phải chứng minh rằng người vận chuyển đã không thực hiện nhiệm vụ của họ trong thời hạn áp dụng; còn người vận chuyển sẽ phải chứng minh rằng họ không hề như vậy.

Người vận chuyển Không có Trách nhiệm gì và Khi nào Họ Không phải Chịu trách nhiệm

Trong khi các quy tắc Hague-Visby và Hamburg cũng quy định cách xử lý tương tự, thì quy tắc Rotterdam liệt kê rõ ràng hơn tất cả các trường hợp mà trong đó chủ hàng sẽ không được hưởng bảo hiểm theo trách nhiệm vận chuyển. Các trường hợp đáng chú ý bao gồm:

  • Thiên Tai, chẳng hạn như động đất hoặc sóng thần
  • Tai nạn có thể xảy ra trên biển, chẳng hạn như chìm tàu
  • Chiến tranh, cướp biển và khủng bố
  • Trộm cướp
  • Quy định hạn chế về cách ly
  • Đình công
  • Hỏa hoạn trên tàu
  • Bất kỳ hành động nào được coi là trách nhiệm của người gửi, chẳng hạn như đóng gói chưa kỹ hoặc chất xếp hàng cẩu thả

Cả hai bên đều có nghĩa vụ chứng minh: Để yêu cầu bồi thường bảo hiểm, chủ hàng sẽ phải chứng minh rằng người vận chuyển đã không thực hiện nhiệm vụ của họ trong thời hạn áp dụng; còn người vận chuyển sẽ phải chứng minh rằng họ không hề như vậy.

Nhận thông tin chi tiết về hậu cần qua email

Đăng ký nhận thông tin cập nhật thị trường hàng tháng của chúng tôi và được mời tham gia các hội thảo trực tuyến độc quyền nơi các Chuyên gia Giao nhận Vận tải của chúng tôi trả lời tất cả các câu hỏi của bạn về thương mại toàn cầu.

Theo Trách nhiệm Vận chuyển thì Tôi Có thể Được bồi hoàn Bao nhiêu?


Ba quy tắc này có chung giá trị bồi hoàn trong trường hợp có yêu cầu bồi thường bảo hiểm vì chúng đều căn cứ vào trọng lượng hàng hóa.

Hãy xem ví dụ sau: Bạn vận chuyển hàng hóa trị giá 70.000 đô la Mỹ, với tổng trọng lượng là 2.850 kg. Chiếc tàu vận chuyển hàng hóa của bạn bị chìm và bạn mất hết hàng hóa. Dưới đây là những cách định giá gần đúng để bạn tham khảo nếu bạn muốn chứng minh rằng tai nạn đáng tiếc đó xảy ra do lỗi của hãng vận tải biển:

  • Nếu hợp đồng vận chuyển của bạn được ký theo quy tắc Hague-Visby: 8.000 đô la Mỹ
  • Theo quy tắc Hamburg: 10.000 đô la Mỹ
  • Theo quy tắc Rotterdam: 12.000 đô la Mỹ

Mặc dù quy tắc Rotterdam là có lợi nhất, nhưng giá trị bồi hoàn theo quy tắc này còn cách rất xa giá trị thực sự của hàng hóa.

Việc sử dụng thêm bảo hiểm để bảo vệ lô hàng của bạn là rất quan trọng vì các điều khoản trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực Vận tải đường biển có tỷ lệ trọng lượng trên giá trị thấp nhất trong tất cả các lĩnh vực. Một lô hàng được định giá là 8.000 đô la Mỹ theo quy tắc Hague-Visby sẽ được định giá là 70.000 đô la Mỹ theo các điều khoản trách nhiệm trong lĩnh vực Vận chuyển Hàng không và 30.000 đô la Mỹ theo các điều khoản trong lĩnh vực Vận tải Đường bộ.

Hiểu rõ Số liệu: Định giá theo SDR

Theo quy tắc Hague-Visby, Hamburg và Rotterdam, giá trị hàng hóa được tính theo Quyền Rút vốn Đặc biệt (SDR), một tài sản do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa vào sử dụng vào năm 1969. Giống như bất kỳ tỷ giá hối đoái nào, giá trị chính xác của SDR so với các loại tiền tệ khác thay đổi hàng ngày.
Ví dụ: Hãy xem như giá trị trung bình của SDR là xấp xỉ 1,4 đô la Mỹ vào tháng 7 năm 2020:

Giá trị trách nhiệm trên mỗi KG hàng hóa (nếu 1 SDR = 1,4 đô la Mỹ)*
Hague-Visby: 2 SDR / 2,80 đô la Mỹ
Hamburg: 2,5 SDR / 3,50 đô la Mỹ
Rotterdam: 3 SDR / 4,20 đô la Mỹ

Giá trị trách nhiệm trên mỗi kiện hàng (nếu 1 SDR = 1,4 đô la Mỹ)*
Hague-Visby: 666,67 SDR / 933,34 đô la Mỹ
Hamburg: 835 SDR / 1169 đô la Mỹ
Rotterdam: 875 SDR / 1225 đô la Mỹ

*tùy theo mức nào cao hơn.

Hãy truy cập vào trang web của IMF để tìm hiểu thêm thông tin về SDR cũng như giá trị của SDR theo thời gian thực

Làm cách nào để Tôi Chọn Đúng Loại Bảo hiểm?


Xin lưu ý rằng biện pháp bảo vệ giá trị lô hàng của bạn không được thiết kế để bảo quản lô hàng của bạn – mục đích của nó là bảo vệ thu nhập ròng của bạn. Do đó, chúng tôi đã chuẩn bị danh sách kiểm tra sau đây và nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm của bạn nên đánh dấu vào tất cả các ô trong danh sách này.

Phạm vi bảo hiểm phù hợp:

  • Bảo hiểm toàn bộ giá trị hàng hóa của bạn
  • Chi trả cước phí phát sinh thêm
  • Bảo hiểm cho lô hàng của bạn trên cơ sở “mọi rủi ro”
  • Bảo hiểm cho cả hàng hóa có rủi ro cao
  • Bảo hiểm cho tất cả các địa điểm trong hành trình của lô hàng, kể cả khâu giao hàng tận nơi
  • Không có khoản miễn thường và khấu trừ, nghĩa là bạn không phải trả bất cứ khoản nào nếu mất hàng hóa
  • Hỗ trợ giải quyết quyền lợi bảo hiểm bằng ngôn ngữ của riêng bạn
  • Giải quyết quyền lợi bảo hiểm bằng tiền tệ của riêng bạn
  • Giải quyết quyền lợi bảo hiểm nhanh chóng. Mặc dù quy trình giải quyết trách nhiệm vận chuyển truyền thống sẽ diễn ra trong vài tháng, nhưng DHL Global Forwarding hướng đến mục tiêu giải quyết quyền lợi bảo hiểm của bạn trong vòng 30 ngày.

Vậy còn Incoterms thì sao?

Như nội dung mà bạn có thể đã đọc trong Bài viết Kiến thức cơ bản về Incoterms, Incoterms phân chia chi phí cũng như rủi ro vốn có trong lĩnh vực vận tải đường biển. Trong khi điều khoản Cước phí và Bảo hiểm Trả Tới bắt buộc người bán phải ký hợp đồng bảo hiểm từ điểm đi tới điểm đến, thì điều khoản Tiền hàng, Bảo hiểm và Cước phí chỉ bắt buộc họ phải mua bảo hiểm cho chặng đường biển – còn những điều khoản khác không quy định bất cứ điều gì.

Dù là người gửi hay người nhận, bạn nên kiểm tra kỹ thời điểm rủi ro được chuyển sang cho bạn (thời điểm này không phải lúc nào cũng trùng với thời điểm bàn giao chi phí vận chuyển). Hiểu rõ trách nhiệm của bạn cũng như của đối tác kinh doanh là rất quan trọng vì việc một trong hai bên mua bảo hiểm cho phần hành trình của họ không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc toàn bộ lô hàng được bảo hiểm.

Ai Có thể Bảo hiểm cho Hàng hóa Của tôi?

Nhìn chung, bạn có thể mua bảo hiểm cho hàng hóa của mình thông qua công ty khai thác vận tải hoặc nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm riêng.

Lợi ích của việc đăng ký bảo hiểm với công ty khai thác vận tải là họ sẽ có sẵn hầu hết các chứng từ mà bạn cần có để yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm và gửi chứng từ đó đi cho bạn.

Bạn có thể đăng ký mua bảo hiểm riêng. Tuy nhiên, sau đó bạn sẽ có trách nhiệm thu thập tất cả các chứng từ cần thiết từ tất cả các nhà cung cấp tham gia vào việc vận chuyển lô hàng (chẳng hạn như công ty khai thác vận tải, người môi giới hải quan, hãng vận tải biển, v.v.) trước khi tự mình gửi yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm.

Khi nào là Thời điểm Phù hợp để Mua Bảo hiểm?

Điều này phụ thuộc vào tần suất bạn vận chuyển hàng hóa. Nếu vận chuyển một vài chuyến hàng mỗi năm, bạn có thể đăng ký bảo hiểm cùng thời điểm bạn gửi hàng.

Nếu bạn là người gửi hàng thường xuyên (chẳng hạn như hơn 5 chuyến hàng một năm), bạn có thể hưởng lợi từ gói bảo hiểm hàng năm, bảo hiểm cho tất cả các lô hàng của bạn với mức phí chiết khấu.

Tải xuống Đồ họa thông tin


Bạn Có thể Cũng Quan tâm Đến


Bạn muốn đọc thêm các câu chuyện về giao nhận vận tải?


Nhận thông tin mới nhất về Giao nhận Vận tải Hàng không, Đường biển và Đường sắt trong hộp thư đến của bạn hàng tháng, cùng với lời mời thường xuyên tham gia hội thảo trên web của chúng tôi.