Bốn Mối nguy hiểm Thường gặp Nhất đối với Lô hàng
Cách bảo vệ hàng hóa của bạn trước nguy hiểm
Bạn có thể ngăn ngừa thiệt hại cho hàng hóa của mình trong quá trình vận chuyển bằng nhiều biện pháp khác nhau. Cách đóng gói đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế tác động tiềm ẩn của các mối nguy hiểm thường gặp đối với lô hàng vận chuyển bằng đường hàng không và đường biển.
Các Mối nguy hiểm Thường gặp Nhất đối với Lô hàng
Việc hiểu rõ các rủi ro mà bạn đang tìm cách phòng tránh cho hàng hóa của mình sẽ giúp bạn biết cách đóng gói đầy đủ và bảo vệ hàng hóa dễ dàng hơn. Mặc dù chúng tôi đã trình bày các yêu cầu chính về xử lý hàng hóa trong bài viết trước, nhưng mối nguy hiểm phổ biến nhất đối với sản phẩm thông thường (không nguy hại) trong quá trình vận chuyển là:
- Đâm thủng & Mài mòn
Trong quá trình vận chuyển hàng không, các lô hàng được xếp cùng với hàng hóa khác vào xe tải và container vận chuyển. Hàng hóa có thể bị đâm thủng và mài mòn khi va chạm với hàng hóa khác. Điều này cũng có thể là do bao bì bên trong được đóng gói chưa đúng cách hoặc chưa kỹ càng khiến hàng hóa bị xê dịch/rơi xuống và đi qua bao bì bên ngoài. - Đè nén
Hàng hóa bị nén/đè bẹp do hàng hóa xếp chung được chất lên trên đầu. Bao bì bên ngoài thiếu lực đỡ nên có thể gây hư hại cho hàng hóa. Bao bì bên trong phải có thiết kế phù hợp với sản phẩm hoặc phải dùng vật liệu chèn lót để lấp đầy các khoảng trống. Điều này sẽ giúp bao bì bên ngoài có lực đỡ vững chắc và giảm nguy cơ bị đè nén. - Tiếp xúc với Môi trường
Khí hậu và địa lý có thể là yếu tố góp phần đáng kể vào việc làm hư hỏng sản phẩm. Nước hoặc độ ẩm cao không chỉ làm hỏng hàng hóa bên trong lô hàng mà còn có thể khiến bao bì không còn nguyên vẹn. Keo dính được sử dụng trong hộp bìa cứng gợn sóng có thể bị mềm ra do hơi ẩm thoát ra trong quá trình vận chuyển. - Bốc dỡ Lô hàng
Một lô hàng hàng không sẽ trải qua hơn 8 điểm tiếp xúc trong quá trình vận chuyển. Lô hàng nặng (trên 150 lbs / 70 kg) không có pallet, bắt buộc phải nâng thủ công, dễ bị rơi và trượt hơn. Lô hàng có pallet không được cố định hoặc cân bằng đúng cách có thể bị trượt hoặc lật khi di chuyển bằng xe nâng. - Va đập
Một lô hàng hàng không sẽ trải qua nhiều phương thức vận chuyển để di chuyển từ bến tàu của người gửi đến cửa khách hàng, chẳng hạn như xe tải, xe nâng, băng chuyền, xe đẩy sân bay, v.v. Những phương thức vận chuyển này sẽ khiến bao bì có khả năng bị va đập. Thiệt hại có thể xảy ra nếu bao bì bên trong hoặc bên ngoài không chịu được tác động từ các công đoạn xử lý mà lô hàng phải trải qua trong quá trình vận chuyển.
Nhận thông tin chi tiết về hậu cần qua email
Đăng ký nhận thông tin cập nhật thị trường hàng tháng của chúng tôi và được mời tham gia các hội thảo trực tuyến độc quyền nơi các Chuyên gia Giao nhận Vận tải của chúng tôi trả lời tất cả các câu hỏi của bạn về thương mại toàn cầu.
Cố định Hàng hóa của Bạn
Chằng dây và quấn màng co là 2 cách chính để cố định hàng hóa vào pallet và bạn nên sử dụng 2 cách này cho lô hàng quá khổ hoặc lô hàng có pallet. Có thể sử dụng các loại dây như thép, nylon, polyester (PET) và polypropylene. Dây kim loại phù hợp hơn với hàng rắn có trọng lượng nặng hơn, còn dây nylon và PET nên dùng cho hộp và hàng hóa nhẹ hơn. Nếu sử dụng đai nhựa, hãy đảm bảo rằng đai có độ bền cao và sẽ giúp hàng hóa có một lớp niêm phong khó phá vỡ.
Màng co
- Để quấn màng co, hãy cố định cạnh đầu của màng chít hoặc màng co 70 gauge (0,0177 mm) vào pallet hoặc đế có thể di chuyển bằng xe nâng.
- Quấn chặt màng co theo chiều ngang xung quanh hàng hóa.
- Tiếp tục quấn màng từ dưới lên trên, đồng thời đảm bảo quấn chồng lên lớp màng trước đó 50%.
- Ở trên cùng, quấn màng theo kiểu chéo nhau từ mỗi góc cho đến khi che phủ hoàn toàn phần trên cùng.
- Cuối cùng, nghiêng màng từ trên xuống dưới rồi quấn chặt một lớp chồng lên xung quanh đế của pallet.
Chằng dây/Buộc đai
- Khi làm đúng cách, buộc đai là một cách lý tưởng để đảm bảo an toàn cho lô hàng của bạn.
- Phải luôn chằng dây / buộc đai 4 phía (theo chiều dọc) theo tiêu chuẩn IATA (Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế)
- Nếu buộc đai theo cách thủ công, hãy móc chiếc đai đầu tiên vào bên dưới khoảng trống pallet và phía trên cùng của hàng hóa để cố định hàng hóa theo chiều dọc.
- Lặp lại thao tác buộc đai theo tất cả các hướng cho đến khi có ít nhất 4 dây đai buộc chặt hàng hóa.
- Sử dụng thanh bảo vệ cạnh ngang để tránh cho dây cứa vào cạnh của các hộp trên cùng.
- Sử dụng màng co để tăng cường bảo vệ lô hàng trước tác hại của môi trường trong quá trình vận chuyển.
Thanh bảo vệ Cạnh
- Thanh bảo vệ cạnh dọc không chỉ giúp giảm hư hại cho các cạnh của hộp trong quá trình vận chuyển mà còn giúp ổn định tải trọng hàng hóa. Bạn nên dùng cả thanh bảo vệ cạnh dọc và ngang. Thanh bảo vệ cạnh dọc phải kéo dài từ phần trên cùng xuống tận phần dưới cùng của khối hàng hóa và tiếp xúc với ván trượt.
Lớp bảo vệ bên ngoài hay Bìa giấy
- Đặt bìa giấy ở trên cùng, chân đế và các mặt bên để tạo thêm lớp bảo vệ cho hàng hóa. Cách này giúp phân tán trọng lượng của các lô hàng được đặt lên trên hoặc ở phía trên các thanh đế của pallet.
Giằng buộc
- Khi vận chuyển hàng hóa ngoại cỡ như cuộn dây cáp hoặc động cơ, hãy đảm bảo rằng hàng hóa được giằng buộc vào pallet bằng gỗ hoặc kim loại. Cách giằng buộc phải ngăn hàng hóa dịch chuyển sang một bên vì điều này có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển.
Thử nghiệm Trước khi Vận chuyển
Người gửi hàng nên tiến hành một số loại thử nghiệm hiệu suất bao bì để kiểm tra tính hiệu quả của cách đóng gói. Việc thử nghiệm sẽ xác định xem cách đóng gói có chịu được sự khắc nghiệt thông thường của quá trình vận chuyển và bảo vệ hàng hóa (sản phẩm) bên trong hay không. Ưu điểm chính của thử nghiệm hiệu suất trước khi vận chuyển là tạo cơ hội để đánh giá hiệu suất bảo vệ sản phẩm của bao bì, cũng như thực hiện bất kỳ sự thay đổi cần thiết nào đối với bao bì trước khi tiến hành đóng gói trên quy mô lớn hơn.
Tiến hành thử nghiệm hiệu suất trước khi vận chuyển trong môi trường phòng thí nghiệm sẽ hỗ trợ việc đánh giá khả năng bảo vệ sản phẩm của bao bì trước các mối nguy hiểm thường gặp trong quá trình vận chuyển. Khi xác định quy trình thử nghiệm, hãy nhớ rằng sự va đập, lực đè nén, quá trình bốc dỡ, rung chấn và việc tiếp xúc với môi trường đều có thể gây ra tác động rất khác nhau đối với sản phẩm mà bạn đóng gói, vì vậy việc thử nghiệm nên tập trung vào tất cả các biến số.
Bạn muốn đọc thêm các câu chuyện về giao nhận vận tải?
Nhận thông tin mới nhất về Giao nhận Vận tải Hàng không, Đường biển và Đường sắt trong hộp thư đến của bạn hàng tháng, cùng với lời mời thường xuyên tham gia hội thảo trên web của chúng tôi.