Ở Việt Nam, thị trường đang được định hình lại nhờ sự mở rộng nhanh chóng của lĩnh vực thương mại điện tử trong ngành Vận chuyển, Chuyển phát nhanh và Bưu kiện (CEP)1. Trong bối cảnh tăng trưởng này giúp nâng cao sự thuận tiện và phạm vi tiếp cận, nhưng lại không tác động không quá đáng kể đến môi trường, đặc biệt là việc phát thải khí nhà kính (GHG), cho thấy một điều ngày càng rõ ràng rằng việc áp dụng thực hành bền vững cho doanh nghiệp thương mại điện tử không đơn thuần chỉ mang lại lợi ích — mà đó là điều bắt buộc. Trong bài viết này, chúng tôi tìm hiểu lý do then chốt dẫn đến sự thay đổi này, việc áp dụng những chiến lược thân thiện với môi trường ngày càng trở thành khía cạnh phổ biến cho sự tồn tại và thành công của hoạt động thương mại điện tử trong một tương lai tập trung vào tính bền vững .
Bùng nổ thương mại điện tử của Việt Nam, dưới sự hỗ trợ của ngành CEP, chính là chất xúc tác của tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, đi kèm với sự tăng trưởng này chính là chi phí môi trường cao, đặc biệt là dưới hình thức gia tăng phát thải khí nhà kính. Ngành CEP, với vai trò quan trọng đối với hậu cần thương mại điện tử, đang đi đầu trong quá trình tăng trưởng này. Theo McKinsey, số liệu dự đoán cho thấy tổng lượng phát thải khí nhà kính của Việt Nam có thể đạt tới 1,5 tỷ tấn CO2 vào năm 2050, qua đó cho thấy nhu cầu cấp thiết phải có những biện pháp can thiệp bền vững2. Theo Vietnam Briefing, một phần lớn lượng khí thải này, khoảng 19,3%, đến từ hoạt động vận chuyển và hoạt động không thể thiếu của thương mại điện tử - từ vận chuyển bưu kiện giữa khách hàng và kho hàng đến việc vận chuyển những chuyến hàng đến sân bay3. Những dữ liệu trên càng làm rõ những tác động đến môi trường của tình hình tăng trưởng ngành CEP và vai trò quan trọng của việc áp dụng phương thức bền vững trong lĩnh vực thương mại điện tử để giảm thiểu những tác động này.
Sự thay đổi của người tiêu dùng hướng tới ý thức sinh thái đang dần xác định lại mối ưu tiên của thị trường, khiến tính bền vững trở thành yếu tố thiết yếu cho sự khác biệt 4. Với doanh nghiệp thương mại điện tử mong muốn tạo sự khác biệt trong bối cảnh cạnh tranh và xây dựng lòng tin lâu dài, việc quan trọng là điều chỉnh theo xu hướng bền vững toàn cầu. Ví dụ, việc áp dụng phương thức xanh như đóng gói thân thiện với môi trường và báo cáo tính bền vững minh bạch không chỉ khiến cho thương hiệu nâng cao sức hấp dẫn toàn cầu của mình mà còn giúp thương hiệu đó nhấn mạnh cam kết đối với công tác quản lý môi trường. Cách tiếp cận này đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về những thương hiệu có trách nhiệm, tạo sự khác biệt cho các công ty so với các đối thủ cạnh tranh và thúc đẩy lòng tin của người tiêu dùng. Ngoài ra, cách tiếp cận này cũng hỗ trợ các mục tiêu môi trường toàn cầu, cho thấy được tinh thần cống hiến của thương hiệu đối với sự bền vững. Đây là cam kết nâng cao lòng trung thành của khách hàng và coi tính bền vững là lợi thế chiến lược cho sự phát triển ở cả thị trường địa phương và quốc tế.
Doanh nghiệp thương mại điện tử ở Việt Nam áp dụng phương thức bền vững không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động mà còn đảm nhận vai trò then chốt trong chiến lược bền vững môi trường của quốc gia. Bằng cách triển khai những biện pháp tốt nhất như giảm rác thải bao bì, tối ưu hóa công tác hậu cần để giảm mức tiêu thụ nhiên liệu và đầu tư vào chương trình bù đắp carbon, những doanh nghiệp này trực tiếp góp phần vào việc giảm lượng khí thải nhà kính của Việt Nam. Đây là những sáng kiến phù hợp với cam kết đầy tham vọng của quốc gia để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, thể hiện được nỗ lực toàn cầu trong việc chống biến đổi khí hậu5.
Ngoài ra, báo cáo bền vững giúp công ty thương mại điện tử chia sẻ minh bạch tiến độ của mình đến mục tiêu môi trường, khích lệ văn hóa chịu trách nhiệm và hoàn thiện liên tục, đồng thời củng cố lòng tin của nhà đầu tư và nâng cao khả năng cạnh tranh thị trường. Việc này hỗ trợ thực hiện những mục tiêu môi trường quốc gia của Việt Nam và góp phần vào chương trình nghị sự toàn cầu về phát triển bền vững6.
Nền tảng tồn tại lâu dài của doanh nghiệp chính là việc thích ứng được với bối cảnh pháp lý môi trường ngày càng phát triển. Trong bối cảnh các cơ quan chính phủ trên toàn thế giới nỗ lực hơn nữa trong việc chống biến đổi khí hậu7, việc tuân thủ tiêu chuẩn bền vững được hiểu là tuân thủ và có tầm nhìn chiến lược. Những doanh nghiệp thương mại điện tử chủ động kết hợp thực hành bền vững và cam kết tiến hành báo cáo Môi trường , Xã hội và Quản trị ( ESG ) một cách toàn diện giúp đặt doanh nghiệp mình lên hàng đầu trong quá trình chuyển đổi này. Đây là cách tiếp cận chủ động giúp giảm thiểu rủi ro về rào cản pháp lý trong tương lai, đảm bảo tính linh hoạt và khả năng thích ứng của những hoạt động kinh doanh với những khung pháp lý đang ngày càng thay đổi xung quanh việc bảo tồn môi trường. Bằng cách bảo chứng những hoạt động trong tương lai với yếu tố cốt lõi là tính bền vững , doanh nghiệp bảo vệ khả năng phát triển và tính liên tục của mình khi phải đối mặt với những thách thức pháp lý tiềm ẩn, đảm bảo được lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế ngày càng xanh.
Cam kết của Việt Nam về phát triển bền vững, được nêu trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, đã mở ra cánh cửa tận dụng ưu đãi tài chính để thúc đẩy các hoạt động xanh8 cho doanh nghiệp thương mại điện tử. Dưới sự tán thành của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tán thành, chiến lược này nhấn mạnh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp và thu hút sự chú ý của tổ chức tài chính quốc tế và chính phủ trên toàn thế giới, bao gồm cả Liên minh Châu Âu và Ngân hàng Thế giới9. Có rất nhiều ưu đãi tài chính khác nhau được những tổ chức này đưa ra, từ giảm thuế và trợ cấp đến giảm giá, đặc biệt là đầu tư vào năng lượng tái tạo, công nghệ tiết kiệm năng lượng và sử dụng xe điện10.
Đối với doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam, đây chính là cơ hội giảm thiểu chi phí ban đầu khi chuyển sang hoạt động xanh hơn. Bằng cách điều chỉnh theo mục tiêu môi trường của quốc gia, doanh nghiệp có thể góp phần giảm lượng khí thải nhà kính của Việt Nam và khai thác tính khả thi về kinh tế của mô hình và thực tiễn kinh doanh bền vững. Những ưu đãi này nhấn mạnh đến lợi ích kép của việc áp dụng thực hành thân thiện với môi trường: thúc đẩy tính bền vững của môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Việc áp dụng phương thức bền vững đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với công ty thương mại điện tử, đặc biệt là ở thị trường CEP đang ngày càng phát triển ở Việt Nam. Những phương thức này không chỉ giúp giảm tác động môi trường mà còn giúp doanh nghiệp gắn kết với kỳ vọng của người tiêu dùng về tính bền vững, xây dựng được lộ trình rõ ràng hướng tới tăng trưởng và phù hợp với thị trường. Khi áp dụng những chiến lược này, các doanh nghiệp thương mại điện tử xây dựng tiền lệ cho hoạt động thương mại có trách nhiệm, đảm bảo lợi thế cạnh tranh trong thị trường ngày càng phát triển.
Việc hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ hậu cần như DHL Express Việt Nam, được biết đến với cam kết về phát triển bền vững thông qua những sáng kiến như GoGreen Plus - chương trình tập trung vào công tác hậu cần trung hòa carbon và thực hành thân thiện với môi trường - và cam kết không phát thải vào năm 2050, đã thúc đẩy đáng kể nỗ lực giảm thiểu tác động môi trường của doanh nghiệp. Tinh thần cống hiến của DHL Express Việt Nam đối với những giải pháp hậu cần xanh không chỉ tăng cường năng lực vận chuyển đến Việt Nam mà còn giới thiệu dịch vụ chuyển phát nhanh hiệu quả trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chuỗi cung ứng xanh hơn. Quan hệ đối tác chiến lược này cũng được mở rộng sang lĩnh vực vận chuyển quốc tế, cho phép doanh nghiệp thương mại điện tử ở Việt Nam tận dụng dịch vụ hướng đến tính bền vững toàn cầu, đảm bảo được những tác động tích cực của các hoạt động doanh nghiệp đến mục tiêu môi trường toàn cầu.
Mở tài khoản doanh nghiệp DHL Express ngay hôm nay để tìm hiểu xem những giải pháp logistics xanh - GoGreen Plus của chúng tôi có thể hỗ trợ doanh nghiệp của bạn cung cấp dịch vụ đặc biệt cho khách hàng toàn cầu đồng thời tuân thủ nguyên tắc bền vững và góp phần xây dựng một hành tinh lành mạnh hơn như thế nào.